Mẫu hổ phách đặc biệt được tìm thấy tại Myanmar chứa xác một con chim non sống cùng thời với khủng long. Theo các nhà khoa học, rất có thể con chim non thuộc loài Enantiornithine đang trong quá trình thay lông.
Trao đổi với tờ New Scientist, Ryan McKellar một thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan ở Canada mô tả: “Miếng hổ phách cung cấp cái nhìn hoàn chỉnh và chi tiết nhất về loài chim cổ đại mà chúng tôi từng khai thác”.
“Thật thú vị khi được tận mắt chứng kiến một loài động vật được bảo quản nguyên vẹn bên trong hổ phách” McKellar nói.
Theo nhà nghiên cứu, loài Enantiornithines có mối quan hệ gần gũi với các loài chim hiện đại, đặc biệt là hình dáng rất giống nhau. Chỉ có điều nhóm chim này vẫn có răng và móng vuốt trên đôi cánh chứ không phải mỏ như các loài chim thường thấy.
McKellar và cộng sự đã phân tích cấu tạo của con chim bằng kính hiển vi và máy quét CT cỡ nhỏ để tạo ra mô hình 3D trong phòng thí nghiệm. “Kết quả hoàn hảo vì hổ phách đã bảo toàn con chim ở trong giai đoạn đang phát triển,” McKellar cho biết.
Miếng hổ phách còn giữ nguyên vẹn bộ lông của loài chim cổ đại. Chúng có lông vũ tương tự các loài chim hiện đại, lông đuôi dài ở những con chim đực trưởng thành.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học đưa ra kết quả loài chim thời cổ đại thường thuộc họ enantiornithines giống con vật được lưu giữ trong hổ phách. Về ngoại hình, chúng khá giống với loài chim hiện đại họ ornithromphs nhưng có cấu trúc xương vai rất lạ.
Miếng hổ phách quý hiếm được một viện bảo tàng ở Trung Quốc thu thập vài năm trước. Tuy nhiên, phải một thời gian sau các nhà khoa học mới tìm thấy xác con chim nằm bên trong.
Sau khi phát hiện viện bảo tàng đã liên lạc với chuyên gia Lida Xing thuộc đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở Bắc Kinh để nghiên cứu và tìm hiểu miếng hổ phách và nguồn gốc của loài chim lạ.
Video: Bỏ ruộng đồng, dân đua nhau đào tìm đá quý dưới lòng sông Chảy
Bình luận